Cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm sán
Thời gian gần đây, các bệnh dịch về lớn bùng nổ trên diện rộng tại nước ta, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn và bệnh sán lợn. Trước đây không phải không có các bệnh này ở lợn. Xong trước tình trạng rất nhiều học sinh tại các trường mẫu giáo, tiểu học bị phát hiện nhiễm sán đã làm rộ lên dư luận, làm người tiêu dùng sợ hãi, hoang mang trước thịt lợn bẩn. Thịt lớn là một thực phẩm quen thuộc, được sử dụng thường xuyên và phần lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Trước thực trạng lợn bị bệnh đang tràn lan, làm sao để mua được thịt lợn sạch? Hãy cùng tham khảo các cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm sán sau để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn nhé!
Cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm sán
Thịt lợn bị nhiễm sán dây có các đặc điểm sau:
– Trên các thớ thịt xuất hiện các hạt như hạt gạo nổi lên. Đây chính là các nang ấu trùng sán. Từ nang này chúng sẽ phát triển, sinh trưởng thành sán dây.
– Trong miếng thịt có các cục nhỏ, chắc. Đây cũng chính là các nang sán
– Sờ vào miếng thịt thấy cứng, không có độ đàn hồi, không dẻo tay
– Dọc theo thớ thịt thấy các sợi dài màu trắng hoặc vàng sám, nằm song song với thớ thịt. Đấy là sán dây đã nở từ các nang sán.
Các con đường lây nhiễm sán lợn
Sán lợn lây nhiễm sang cơ thể con người thường do các nguyên nhân sau:
- Ăn phải thịt lợn bị nhiễm sán nhưng không được nấu chín mà là nấu tái, sống, làm nem chua, trong tiết canh lợn, rau sống…
- Dùng chung thớt thái thịt sống và thịt chín
- Thớt và dao không được rửa sạch
- Tay cầm thịt sống rồi sang thịt chín mà không rửa sạch sẽ làm lây nhiễm sán
Các tác hại khi bị nhiễm sán:
– Gây rốn loạn thị giác, liệt nửa người, hôn mê, mất tập trung, co giật, rối loạn thần kinh trung ương.
– Đau bụng, ho, đau ngực, khó thở khi sán xâm nhập vào tim, gan, phổi
– Xuất huyết ở mắt, giảm thị lực, mù lòa khi sán chui vào mắt
– Nhức tai, viêm mũi khi sán chui vào hốc mũi, hốc tai
Cách xử lý gấp khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán:
Ngay sau khi phát hiện ra ăn thịt lợn bị nhiễm sán, cần đến cơ sở y tế để được uống thuốc diệt sán. Nang sán sau khi vào cơ thể sẽ ủ bệnh khoảng 1 tuần đến 10 ngày, rồi phát triển thành sán trưởng thành. Chúng sống ký sinh trong ruột non, sau đó tự rụng dần rồi bò ra hậu môn vào ban đêm hoặc ra ngoài theo phân.