Tại sao làm sữa chua lại bị tách nước? Cách khắc phục?

Chỉ cần lên google search bạn có thể dễ dàng tìm ra ngay một công thức làm sữa chua đúng chuẩn. Thế nhưng, khi tiến hành làm không phải lúc nào sữa chua cũng đông đặc 100%. Phần lớn khi tự làm sữa chua các bạn thường gặp phải vấn đề đó là sữa chua bị tách nước hoặc sữa chua không đông. Tại sao sữa chua bị tách nước? Liệu có cách khắc phục sữa chua không đông không?

Tại sao làm sữa chua lại bị tách nước?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sữa chua bị tách nước, không đông. Trong đó có các nguyên nhân thường gặp phải nhất như:

– Men cái không để hết lạnh trước khi trộn vào hỗn hợp sữa

– Nhiệt độ của hỗn hợp sữa khi trộn men quá cao làm chết men

– Nhiệt độ ủ sữa chua quá cao cũng dẫn đến chết men

– Khi trộn men quấy đảo quá mạnh tay

– Nhiệt độ ủ sữa chua không duy trì được khoảng 40 – 44 độ

– Men để quá lâu, chất lượng men kém làm vi khuẩn hoạt động kém

– Hàm lượng protein trong sữa quá thấp

– Có sự xê dịch, quấy đảo, lay động sữa chua trong quá trình ủ

Xem thêm: Cách làm sữa chua từ sữa công thức bổ dưỡng cho bé

Cách khắc phục sữa chua không đông, bị tách nước:

Khi một mẻ sữa chua làm không thành công, bạn hãy dựa vào các nguyên nhân sữa chua bị không đông ở trên để tìm ra nguyên nhân nhé. Hãy chú ý:

cachkhacphucsuachuabitachnuoc

– Sữa chua cái dùng để làm men cần để hết lạnh ở nhiệt độ thường, chuyển về trạng thái lỏng chứ không đặc như khi để trong tủ lạnh. Nếu sữa chua không để hết lạnh thì khi trộn rất dễ không tan hết và các vi khuẩn men dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột chuyển từ nhiệt độ thấp sang nhiệt độ cao, làm chết men

– Khi quấy mạnh tay cũng dễ làm tác động tới hoạt động của các men sữa chua, vì thế khi trộn cần nhẹ nhàng

– Men hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 40-44 độ. Nếu nhiệt độ khi ủ quá thấp dễ làm sữa chua bị nhớt, còn nhiệt độ ủ cao quá sẽ làm sữa chua bị tách nước.

– Thời gian ủ quá lâu sẽ làm sữa chua có độ chua nhiều hơn.

Xem thêm: Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé ăn dặm