Trẻ chậm biết bò, 9 tháng chưa biết bò có ảnh hưởng gì không?
Trẻ chậm biết bò là biểu hiện thường gặp thời buổi hiện nay do nhiều nguyên nhân như:
- Trẻ được bế ẵm nhiều nên lười nằm, lười ngồi, từ đó khó có thể học bò.
- Trẻ thừa cân, béo phì, ít vận động
- Trẻ bị còi xương, thiếu chất
- Trẻ trầm tính thường biết bò chậm hơn trẻ hiếu động, nghịch ngợm
Trẻ 9 tháng chưa biết bò có ảnh hưởng gì không?
Thông thường, từ 7, 8 tháng trẻ biết bò, có trẻ biết bò sớm hơn, có trẻ lại chậm hơn. Nếu trẻ chưa biết bò nhưng có thể ngồi vững, lẫy và xoay hay trườn, biết cầm nắm đồ vật, biết di chuyển ồ vật từ tay này sang tay kia, biết bước đi khi được mẹ hỗ trợ, có thể vịn đồ đứng lên, trẻ thường xuyên học được những trò mới….thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm không cần lo lắng.
Mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng, rèn luyện hoặc cho con đi khám nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau:
- Sau 2-3 tháng biết ngồi vững trẻ không học thêm được “trò” gì mới như trườn, nhoài, lê, vịn đứng…Trường hợp này mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng hoặc rèn luyện giúp bé nhanh biết bò hơn.
- Trẻ chưa ngồi vững, khả năng cầm nắm kém, không thể vịn đứng, nhìn yếu ớt, chân tay sờ mềm, nhũn không rắn chắc…
- Trẻ chưa biết bò, ngồi không vững, không có nhiều thay đổi trong một thời gian dài, khi ngủ không ngon giấc, hay ra mồ hôi, rụng tóc…cần đưa trẻ đi khám.
Khi trẻ chậm biết bò, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và thường xuyên tập luyện cho con. Cách tập luyện giúp trẻ nhanh biết bò:
- Thường xuyên đặt trẻ lẫy, hạn chế bế ẵm
- Dùng các đồ chơi nhiều màu sắc, có âm thanh, có thể chuyển động đặt trước mặt trẻ để kích thích trẻ nhoài, với, muốn bò
- Tập cho cơ tay trẻ khỏe để có thể nâng đỡ cơ thể khi bò: bế sấp trẻ, cho tay trẻ chống xuống mặt sàn, đỡ ngang hông và chân trẻ. Thả dần tay ở hông trẻ, chỉ đỡ chân. Làm thường xuyên bất cứ lúc nào trẻ hợp tác, mỗi lần khoảng 15 giây rồi tăng dần thời gian lâu hơn.
- Cho trẻ nằm sấp. Đặt 1 chiếc gối cao trước mặt trẻ rồi cho trẻ đặt 2 tay lên gối. Từ từ kéo nhẹ gối về phía trước. Cứ tập dần dần bạn sẽ thấy trẻ sẽ tự học được cách dùng chân đẩy theo khi mẹ kéo gối.
- Cho đồ chơi trước mặt trẻ, mẹ dùng 2 tay đặt ở gót chân trẻ làm điểm tựa hỗ trợ trẻ tập đẩy chân lên đuổi theo đồ chơi.
Chế độ dinh dưỡng và thời gian ngủ nghỉ:
- Ăn thức ăn chứa nhiều canxi, thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, thường xuyên thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Cho trẻ ngủ ở nhiệt độ thoáng mát, ít tiếng ồn để trẻ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.