Tổng hợp những trò chơi giúp bé thông minh, phát triển trí não
Theo phương pháp giáo dục mới, trẻ em được dạy dỗ, rèn luyện trí thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ, khác hoàn toàn so với quan niệm xưa kia. Tuy nhiên việc rèn luyện cho bé đòi hỏi cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn và có phương pháp hợp lý. Hãy kết hợp cho bé vừa học vừa chơi để tăng sự hứng thú và ghi nhớ sâu cho bé.
Dưới đây là những trò chơi giúp bé thông minh, phát triển trí não. Dựa vào độ tuổi của con, các mẹ hãy lựa chọn những trò chơi thích hợp với con. Trong quá trình cho con chơi, mẹ để ý xem con thích nhất trò nào và có thể lặp lại các trò đó.
1. Gọi điện thoại
- Hướng dẫn phụ huynh cách dạy bé học toán Finger Math tính nhẩm bằng ngón tay cực nhanh
- 1001 câu đố cho trẻ mầm non 5 tuổi kích thích trí não (có đáp án)
- 1001 câu đố vui về con vật có đáp án cho bé phát triển trí não
- Trò chơi giúp phát triển trí não cho bé từ 0 – 6 tuổi
- Hướng dẫn sử dụng bộ thẻ Thế giới xung quanh
Gọi điện thoại là trò chơi được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con nhất bởi nó rất thân thiện với cuộc sống hiện đại lại giúp bé rèn luyện khả năng giao tiếp, nhận biết mặt chữ và sự linh hoạt của các đầu ngón tay.
Bé dưới 2 tuổi các mẹ có thể cho bé chơi điện thoại đồ chơi. Mẹ vừa đọc số điện thoại bấm ngón tay lên phím điện thoại để “gọi” cho bé đồng thời giả tiếng chuông điện thoại “reng reng”. Hướng dẫn bé nhấc điện thoại nói “Alo, bé xin nghe” sau đó hai mẹ con tiếp tục nói chuyện. Những lần sau, bạn có thể đổi vai và nên để bé tự bấm và gọi trước.
Khi bé từ 2 tới 3 tuổi, các mẹ có thể cho bé dùng điện thoại thật để gọi cho người thân ở xa. Giai đoạn này mẹ có thể dạy bé nhận biết mặt số rồi cho con tự bấm số điện thoại để gọi điện nói chuyện. Mẹ có thể đọc chậm từng chữ số điện thoại của ông bà rồi hướng dẫn bé bấm số trên phím gọi điện. Trò này bé rất thích nhé nên bé dễ dàng nhận diện tốt mặt số.
2. Trò chơi vẽ tranh
Trò vẽ tranh thích hợp nhất cho các bé 3 tuổi. Vẽ tranh không chỉ là trò chơi được rất nhiều bé yêu thích mà còn là một trò chơi giúp phát triển trí thông minh cho bé. Nó giúp bé phát huy trí tưởng tượng, nhận biết màu sắc, hình thành khả năng tư duy và phối hợp như quả cam có hình tròn, chiếc lá màu xanh. Không những thế bé còn có thể học tập và phân biệt được các hình khối đơn giản nữa ah. Mẹ có thể giúp bé vẽ các nét thẳng, vẽ các đường thẳng từ trên xuống dưới, đầu dưới cùng vẽ đường tròn nhỏ và bảo đó là giọt mưa, mẹ tiếp tục vẽ đường thẳng với hình oval ở phía trên để thành hình bóng bay, vẽ ông mặt trời…
3. Trò chơi xâu hạt
Trò này thường được các cô giáo cho các bé độ tuổi nhà trẻ chơi. Trò chơi xâu hạt giúp bé vận động cơ tay và mắt, sự khéo léo, tính kiên trì, làm theo được các hành động khó. Mẹ chuẩn bị dây cước sợi to và các hạt nhựa, gỗ, có lỗ ở giữa (có thể tháo ra từ chiếc vòng cũ của bạn) nhiều màu sắc, đựng hạt trong rổ hoặc hộp. Mẹ từ từ xâu từng hạt vào dây cho đến hết, xâu đến đoạn nào thì cố gắng giải thích cho bé hiểu. Xâu hết, bạn vòng hai đầu, buộc lại và được một chiếc vòng đeo vào tay bé. Khi nào bé đã thực sự hiểu, hãy tháo ra và để cho bé tự xâu lại. Hãy khen bé nhiệt tình khi bé làm được sản phẩm đầu tiên.
4. Vẽ bàn tay trên giấy
Vẽ bàn tay trên giấy là trò chơi bước đầu giúp bé cảm nhận và học cách cầm bút. Mẹ lấy một tờ giấy trắng, úp bàn tay xuống tờ giấy trắng rồi cầm bút vẽ theo viền đường ngón tay trên giấy. Hướng dẫn bé tiếp tục trò chơi bằng bàn tay bé. Sau khi bé vẽ xong mẹ nhớ khen bé có bàn tay thật xinh nha!
5. Đếm số
Bé nào mà không từng trải qua trò chơi này. Khác nhau ở chỗ là mẹ hướng dẫn bé chơi như thế nào để phát triển trí thông minh cho bé mà thôi.
Đầu tiên hãy cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như đếm ngón tay, đếm kẹo, đếm các số đơn giản trước. Sau đó dần cho trẻ làm quen với việc đếm các con vật, các bông hoa trong bức tranh, các hình vẽ… rồi nâng dần con số và câu hỏi phức tạp hơn để kích thích trí não của bé. Mẹ có thể duy trì trò chơi này trong suốt gian đoạn học tập của bé. Ví dụ khi bé ở tuổi nhà trẻ bé chỉ tập đếm đơn giản các ngón tay trên bàn tay. Lớn lên một chút vẫn là đếm ngón tay nhưng mẹ có thể hỏi thêm vậy bàn tay có tất cả mấy ngón?
6. Cắt và dán giấy
Nhiều mẹ nghĩ cắt và dán giấy chỉ giúp bé khéo léo, tỉ mỉ nhưng thực chất đây là trò chơi giúp bé thông minh hơn. Mẹ có thể hướng dẫn bé cắt và dán theo các hình khối trong tự nhiên, các con vật theo trí tưởng tượng của bé. Mẹ cũng có thể hướng dẫn bé cắt dán hình ảnh lá cờ, các đồ vật…
7. Tìm điểm giống nhau, khác nhau
Trò này không những trẻ con mà người lớn cũng rất thích nhé. Tìm điểm khác nhau giữa hai bức tranh, điểm giống nhau giữa hai loài vật. Lúc đầu là những sự khác biệt đơn giản sau đó nâng dần độ phức tạp. Khi con bắt đầu bước vào độ tuổi nhận biết chữ cái, mẹ hãy ứng dụng trò chơi này một cách thích hợp nhé. Ví dụ cho các chữ A, Ă, Â có điểm giống nhau thế nào, chữ A có thêm cái mũ là chữ Â, có thêm cái móc là chữ Ă…